Lịch Sử Ra Đời Và Hình Thành Cà Vạt

Tác Giả: Đặng Khang    Đăng Lúc: 30-03-2017


Lịch Sử Ra Đời Và Hình Thành Cà Vạt
Theo dòng lịch sử, chiếc cà vạt ngày nay đã có nhiều biến đổi để phù hợp với phong cách thời trang hiện đại.
Không đơn tuần là một mảnh vải điểm xuyến quanh cổ, một chiếc cà vạt tốt sẽ nói lên đẳng cấp, tô điểm vẻ đẹp bên ngoài và nâng cao sự tự tin cho đấng mày râu. Vì vậy, cà vạt trở thành phụ kiện không thể thiếu đối với thời trang nam giới ở bất kỳ đối tượng nào. 


Cà vạt bắt nguồn từ đâu?
Câu hỏi này đã tạo ra những cuộc tranh cãi bất tận trong làng thời trang. Những luận cứ được các quốc gia đưa ra nhằm khẳng định đất nước mình là nơi khơi nguồn cho "dải nút thắt" diệu kỳ này. Các nhà khảo cổ học, nhà sử học, nhà nhân chủng học cũng đã vào cuộc và đưa ra những giả thiết hết sức thú vị về lịch sử của chiếc cà vạt, một lịch sử từ rất xa xưa, để chúng ta cùng lội ngược dòng thời gian tìm hiểu đôi chút về nó.



Theo các nhà sử học, cà vạt xuất hiện sớm nhất tại Ai Cập. Nó được biến thể từ những vòng đeo cổ bằng đá quý hay vò sò, vỏ ốc của người dân Ai Cập. Đây là một phần không thể thiếu trong trang phục của quý ông xứ kim tự tháp vì nó thể hiện địa vị xã hội của họ.
Trong khi đó, nhiều người cho rằng, cà vạt có xuất xứ từ La Mã, bắt nguồn từ những chiếc khăn quấn cho ấm cổ của đội quân La Mã. Trong các tác phẩm nghệ thuật từ thời Hoàng đế La Mã (năm 113 sau Công nguyên), nam giới đều thắt những chiếc cà vạt giống với chiếc cà vạt hiện nay.


 Tuy nhiên, đến năm 1974, khi ngôi mộ vị hoàng đế đầu tiên tại Trung Quốc của Tần Thủy Hoàng được khai quật, người ta phát hiện ra rằng khoảng 7.500 tượng binh lính bằng đất nung được dựng quanh lăng mộ đều được quàng quanh cổ một khăn lụa có thắt nơ. Những pho tượng này có niên đại khoảng năm 221 trước Công nguyên. Giới sử gia Trung Quốc đã rất hào hứng khi lật ngược lại vấn đề là. phải chăng Trung Quốc mới đích thực là quê hương của cà vạt?


Thế nhưng, thời Phục Hưng được xem như giai đoạn khai sinh cho chiếc cà vạt hiện đại, trong khuôn khổ tôn vinh nét vẻ bề ngoài quá mức để biểu thị giàu sang. Sự bành trướng bùng nổ thật sự ở châu Âu vào thế kỷ thứ 17 và tạo cơn sốt khi vua Louis XIV (Pháp) chú ý đến các chiếc khăn bắt mắt mà những người lính Croatia quấn quanh cổ. Do đó, trong suốt giai đoạn trị vì của vị vua này, chiếc khăn của binh sĩ Croatia đã được chấp nhận ở Pháp và tạo thành một trào lưu đeo cà-vạt ở nước này. Từ đó, cà vạt - tên gọi cho chiếc khăn quấn quanh cổ ra đời. Nhiều nhà nghiên cứu cho rằng tiếng Pháp "cravatte" (khăn, cà vạt) bắt nguồn từ "croatta" trong tiếng Croatia.

.

Vào thế kỷ 19, cà vạt có kiểu dáng giản đơn và thông dụng hơn. Từ năm 1890-1900, xuất hiện loại cà vạt có các đường sọc trắng, xanh da trời, đỏ, vàng và xanh lá cây trên nền đen. Sau Thế chiến thứ nhất, nền đen được thay thế bằng các gam màu sống động hơn.


Đến thế chiến thứ hai chất liệu để may cà vạt được đổi mới hơn. Lụa truyền thống được thay thế bằng lụa nhân tạo. Ngay cả kích cỡ cũng được thiết kế nhỏ gọn phù hợp với từng đối tượng và kỹ thuật in ấn đặc biệt được áp dụng trên cà vạt.
Sự khởi nguồn của chiếc cà vạt vẫn tiếp tục gây tranh cãi, nhưng chúng ta không thể phủ nhận hành trình chinh phục thế giới của chiếc khăn kỳ diệu này. Đến năm 1924, qua rất nhiều biến tấu thú vị khác nhau từ các quốc gia trên thế giới, chiếc cà vạt 3 mảnh của nhà thiết kế người Mỹ, ông Jesse Langsdort được xem là khởi nguồn của mẫu cà vạt ngày nay. Mẫu thiết kế của ông nhanh chóng lan rộng trên khắp thế giới và người ta đã dùng loại cà vạt 3 mảnh thay cho cà vạt một mảnh truyền thống.


Cà vạt cũng có cấu trúc như 3-fold, 5 fold, 6 fold và 7-fold. Các cấu trúc này được hiểu là số lần gấp của vải mặt ngoài của chúng. Mỗi cấu trúc đều có điểm hay khác nhau, tuy nhiên thì 3-folds cũng đã đủ đáp ứng tốt được tiêu chí cho một chiếc cà vạt và lựa chọn về dòng này cũng rất đa dạng. Chúng tôi sẽ nói sâu về cấu tạo của Cà Vạt gồm:
Lớp Vỏ ngoài : Đây là phần chính để tạo nên hình dạng của chiếc cà vạt và là phần quan trọng nhất. Lớp vỏ ngoài thường được làm bằng các chất vải khác nhau như: Lụa, len, cashmere, cotton hay linen . Cũng có chất liệu pha trộn của nhiều loại vải khác nhau để đảm bảo độ bền khi mặc. Theo ghi chép thì chất liệu vải polyester nên tránh, phần lớn người ta thường dùng các chất vải in hay len lụa. Màu sắc và họa tiết cũng rất là quan trọng.

Đầu nhọn cà vạt: Phần đầu nhọn của chiếc cà vạt là phần kết thúc khi thắt cà vạt, hai phần đầu nhọn này được thiết kế một phần to, 1 phần đầu nhỏ.  Đầu to thường được đè lên trước, phần nhỏ ẩn sau. Nhưng cũng có cách thắt để hai phần song song nhau.



Lần lót giữa của cà vạt: Lần lót giữa của cà vạt là một mảnh vải thường là chất liệu len hay len hỗn hợp nó được may lót bên trong của chiếc cà vạt. Nó giúp cho chiếc cà vạt có độ cứng và độ đứng khi thắt. Cũng có Cà Vạt không có miếng lót.



Đường khâu: Cuối cùng là đường khâu, chiếc cà vạt nào có đường chỉ khâu đẹp, tinh tế thể hiện vẻ đẹp sang trọng đều được làm thủ công. Phần lớn những chiếc cà vạt được thực hiện bởi mũi khâu ẩn mặt trái của chiếc cà vạt giúp cho dáng hình của chiếc cà vạt được đứng hơn.

Chiều Dài và Chiệu rộng của Cà Vạt :
Cà vạt có size (tất nhiên có loại one size), tức là chúng khác nhau về chiều dài và chiều rộng.Kích thước phổ thông là 150cm đặc biệt thương hiệu Shibumi tời từ đức có size là 140cm.
Cà vạt thắt xong thì nên dừng lại ở thắt lưng của bạn. Nếu dài hơn hoặc ngắn hơn, có thể do cách thắt hoặc có thể do chiều dài không hợp lý. Bạn nên chọn sao cho hợp với chiều cao của mình.
Bạn nên chọn bề rộng của cà vạt tương ứng với bề rộng của ve áo suit jacket/sportcoat/blazer (cũng được đo ở phần rộng nhất của ve áo) mà bạn mặc cùng. Cứ cân bằng là được. Ngoài ra, bề rộng của cà vạt (và cả ve áo) nên tương xứng với hình thể của bạn.
 


Dù bắt nguồn từ đâu, nhưng ngày nay chiếc cà vạt đã đóng một vị trí nhất định và khá quan trọng trong thời trang cho cả hai phái. Vậy tại sao không chọn ngay cho mình một chiếc cà vạt để tôn lên nét đẹp cá tính và mạnh mẽ của bạn.


Mọi Chi Tiết Cần Tư Vấn Xin Liên Hệ :
Công ty Veston & Đồng phục cao cấp Mon Amie - Hoàng Vy
357 Nguyễn Trãi P7 Q5 TPHCM (gần BV Nguyễn Trãi - Chợ An Đông )
0909.888.929 - 0938.777.868 - 08.62.53.55.57
hotro.monamie@gmail.com

114 Hồ Văn Huê F9 Q Phú Nhuận TPHCM
0968.111.118 - 0961.119.114 - 08.62.52.54.56

80-82 Đường 3/2 F12 Q10 ( Opening 5/2017 )
0968.111.113 - 0936.111.116 - 08.62.51.53.55
Facebook : https://www.facebook.com/MonAmieShop/